(日本語) 記念品 カステラ

ASUKA GAKUIN LANGUAGE INSTITUTE
Ngày 24 tháng 11 là ngày [Ẩm thực Nhật Bản – Washoku ]. Ngày này được Hiệp hội Hội nghị quốc gia về văn hóa ẩm thực Nhật Bản sử dụng cách chơi chữ trong tiếng Nhật [ I I trong Juuichi (11), Ni (2) trong Nihon, Shi (4) trong Shoku ] lập ra. Hơn nữa [ Washoku ] đã được UNESCO công nhận là [ Di sản văn hóa thế giới – Di sản văn hóa phi vật thể ] vào tháng 12 năm 2013. Ngoài ra, ngày 24 tháng 11 cũng được gọi là [ Ngày khô cá ngừ bào – Katsuobushi ]. Ngày này được lập ra bởi Công ty trách nhiệm hữu hạn Yamaki (một hãng sản xuất thực phẩm, chế biến gia vị tập trung vào cá ngừ khô và khô cá bào mỏng) nhằm mục đích để nhiều người biết đến cách sử dụng tốt nhất của cá ngừ khô và cách chế biến nước dùng (Dashi). Ngày này cũng sử dụng cách chơi chữ trong tiếng Nhật là [ I I trong Juuichi (11), Fushi (24) là cách đọc lái của 2 futa 4 shi ]. Điều cơ bản trong Ẩm thực Nhật Bản là [ Dashi ] được nấu bởi các thành phần là Tảo bẹ, khô cá ngừ bào, cá mòi khô và nấm hương khô. Dashi là loại nước dùng sử dụng nước hoặc nước nóng để tạo ra [ Vị ngon – Umami ]. Umami là một trong những [ Vị cơ bản ] giống với [ Vị ngọt ] [ Vị mặn ] [ Vị đắng ] [ Vị chua ]. Katsuobushi được làm bằng cách hun khói cá ngừ, sau đó sấy khô nên nó được mệnh danh là món ăn cứng nhất trên thế giới và được bào mỏng để đem ra sử dụng. Niboshi là những con cá nhỏ như cá mòi được luộc lên rồi sấy khô. Thông thường ở miền đông Nhật Bản có cách gọi là [ Niboshi ] nhưng miền tây Nhật Bản lại có cách gọi là [ Iriko ]. Sanuki udon là món sử dụng nước dùng chế biến từ cá mòi. Washoku rất dễ kiểm soát cân bằng dinh dưỡng, bạn có thể sử dụng umami của dashi để ngăn việc mình ăn quá nhiều chất béo động vật và muối.
Mọi người có thích Washoku không? [ Itadakimasu ] [Gochisousamadeshita ]
Học viện sẽ cổ vũ mọi người hết mình!
Vào ngày 3 tháng 3 [Ngày lễ các bé gái] chúng ta sẽ ăn những món như Chirashizushi hoặc là súp ngao (Hamaguri). Chirashizushi là món ăn mà nguyên liệu tạo nên nó sẽ mang những ý nghĩa tốt lành. Tôm tượng trưng cho mong muốn được sống lâu đến lúc lưng cong như lưng tôm, ngó sen có ý nghĩa tương lai tươi sáng, đậu phụ mang ý nghĩa có thể làm việc, lao động với sức khỏe dồi dào. Về món Súp ngao, bởi vì chỉ có 2 miếng vỏ ngao hợp lại mới tạo thành con ngao hoàn chỉnh nên Súp ngao cũng bao hàm ước mong các nàng dâu sẽ có một cuộc sống vợ chồng hạnh phúc.
Nhắc đến tháng 3 chắc hẳn mọi người sẽ nhớ ngay đến mùa tốt nghiệp. Đây cũng là thời điểm mà những bạn học sinh từ trước đến nay đang học ở trường sẽ tốt nghiệp, tiến vào một thế giới mới. [Gyou] có những ý nghĩa như [Học vấn, kỹ nghệ]. [Sotsu] mang ý nghĩa là [Kết thúc]. Khi kết hợp 2 từ này với nhau sẽ là Sotsugyou (Tốt nghiệp) mang ý nghĩa kết thúc việc học hành. Đây là thời điểm mà những học sinh tốt nghiệp sẽ có những khoảnh khắc chia tay nhưng cũng là lúc để kết nối những cuộc gặp gỡ mới. Gửi đến những học sinh sẽ tốt nghiệp Asuka, hãy nỗ lực hơn nữa trong môi trường mới nhé!
Mọi người có ăn mỳ soba không? Ở Nhật Bản thì vào đêm Giao thừa ngày 31 tháng 12(gọi là oomizoka) thì có tục ăn Toshi Koshi Soba. Phong tục này của Nhật Bản đã hình thành từ thời Edo. Nguồn gốc của Toshi Koshi Soba thì có cách giải thích rằng mỳ Soba là những sợi dài và mảnh nên nó có nghĩa sẽ giúp con người được sống lâu hơn, cũng có nhiều cách giải thích như là vì Soba là món dễ cắt đứt nên cũng mang ý nghĩa là cắt đứt những vất vả và nợ nần của một năm để không mang sang năm mới. Món ăn mà gửi gắm mong ước ủy thác cho sang năm là Toshi Koshi Soba. Cũng có nhiều người luộc mỳ lên ăn tại nhà nhưng cũng có nhiều người đặt giao hàng hoặc đến quán mỳ ăn vào ngày Giao thừa nên đối với các quán mỳ Soba thì đây là ngày bận rộn nhất trong một năm. Nghe nói rằng mỳ Udon của tỉnh Kagawaken thì nổi tiếng với Sanuki, cứ mỗi cuối năm thì không phải là mỳ Soba mà sẽ ăn Toshi Koshi Udon, vì mở ra một năm mới cho nên sẽ ăn Toshi Ake Udon. Quả đúng là Tỉnh Udon.
Tuy đã sang mùa lạnh rồi nhưng hàng ngày hãy cố gắng đến trường nhé!