日本語          中文          한국어          English          Tiếng Việt

(Tháng 1 năm 2021)

Nhắc tới tháng 1 chắc hẳn mọi người sẽ nghĩ ngay đến Tết phải không nào. Ngày 1 gọi là Nguyên Đán, cho đến ngày mùng 3 thì gọi là 3 ngày đầu năm mới, đến ngày mùng 7 thì là tuần đầu năm mới. Mọi người có biết sự khác nhau giữa 2 cách gọi Nguyên Nhật (GanJitsu) và Nguyên Đán (GanTan) không? Nguyên Nhật là cách gọi của ngày mùng 1 tháng 1 còn Nguyên Đán là cách gọi buổi sáng ngày 1 tháng 1. Hán tự “Nguyên” có ý nghĩa là thứ nhất. Hán tự “Đán” được thể hiện theo cách viết gồm bộ [Nhật 日] có đường gạch chân bên dưới. Điều này thể hiện hình ảnh mặt trời xuất hiện từ phía trên đường chân trời hay nói cách khác là mang nghĩa biểu trưng cho sự xuất hiện của bình minh hoặc buổi sáng. Vậy nên, Nguyên Đán là buổi sáng ngày 1 tháng 1. Tuy nhiên, nó cũng có thể được sử dụng giống ý nghĩa của từ Nguyên Nhật để nói về ngày 1 tháng 1 theo hướng khái quát hóa. Nhân đây, mọi người có từng nghe nói đến “Thất Thảo Chúc” chưa nhỉ? Đây là 1 loại cháo của Nhật được ăn vào ngày 7 tháng Giêng, trong Cháo có bỏ vào 7 loại hoa cỏ của mùa xuân với mong ước một năm không có bệnh tật tai ương. Mọi người ăn loại cháo này để điều tiết cho dạ dày của mình do đã ăn quá nhiều đồ trong tháng Giêng này. Gần đây, trong các siêu thị cũng có bán set đồ cháo 7 loại rau củ.

Ngày 1 tháng 1           Ngày đầu năm

Ngày 6 tháng 1 (Thứ tư)    Du học sinh năm nhất bắt đầu kỳ học mới

Ngày 11 tháng 1 (Thứ hai)  Ngày lễ trưởng thành (Ngày nghĩ lễ)

Ngày 12 tháng 1 (Thứ ba)   Du học sinh năm 2 bắt đầu kỳ nhập học mới

Vào tháng 1, mọi người hãy suy nghĩ về những hoài bão ấp ủ trong lòng sau đó viết vào giấy rồi dán lên tường. Nghe nói rằng những mục tiêu, ước mơ nếu viết lên giấy sẽ có thể thực hiện được. Mọi người hãy thử xem nhé!

 

 

(Tháng 12 năm 2020)

Mọi người có ăn mỳ Soba không vậy? Ở Nhật, vào đêm Giao thừa ngày 31 tháng 12 có tập tục ăn mỳ Soba để tạm biệt năm cũ qua đi và chào đón năm mới. Toshikoshi Soba là một phong tục của Nhật Bản được ra đời từ thời Edo. Trong tiếng anh thì nó được gọi là [buckwheat noodles eaten on New Year’s Eve]. Có những giả thuyết nói về khởi nguồn của phong tục Toshikoshi Soba. Có giả thuyết cho rằng con người có thể sống dài lâu, trường thọ như sợi mỳ Soba mảnh dài hoặc vì sợi mỳ Soba dễ cắt nên ăn mỳ Soba dễ vứt bỏ đi những vất vả hay nợ nần của một năm đã qua và không mang sang tới năm mới. Những ước nguyện cho một năm mới sắp tới được gửi gắm thông qua việc ăn Toshikoshi Soba. Dù có nhiều người tự nấu mỳ Soba và ăn ở nhà nhưng cũng có rất nhiều người đặt hàng mỳ về nhà hoặc đến trực tiếp cửa hàng để ăn mỳ Soba nên đối với các cửa hàng mỳ thì đây là ngày bận rộn nhất trong năm. Ở tỉnh Kagawa ken, Saneki người dân ăn [Toshikoshi Udon] thay vì ăn mỳ Soba vào cuối năm. Dường như họ cũng ăn [Toshiake Udon] vào thời điểm bắt đầu năm mới. Quả đúng là tỉnh thành nổi danh [Udon ken] với món Saneki Udon. Có lẽ mọi người sẽ cảm thấy vui khi thử trải nghiệm công việc đập lúa mỳ ở trong phòng đập lúa mỳ đó.

  • Ngày 2 tháng 12 Kỳ thi định kỳ của trường Asuka Gakuin
  • Ngày 3, ngày 4 tháng 12 Ngày nghỉ sau kỳ thi định kỳ
  • Từ ngày 25 tháng 12 đến ngày 11 tháng 1 Kỳ nghỉ đông