日本語          中文          한국어          English          Tiếng Việt

(Tháng 5 năm 2021)

[Măng] là một trong những loại nguyên liệu theo mùa, đại diện cho hương vị của mùa xuân (shun: thời điểm những loại hoa quả, rau củ, cá tươi ngon nhất). Khác với loại măng luộc được bày bán quanh năm, măng tươi chỉ có thể thưởng thức vào mùa xuân. Nghe nói rằng có rất nhiều chủng loại măng và theo thông kê có khoảng 70 chủng loại nhưng chỉ có một số loại có thể ăn được như Mạnh tông trúc (mousouchiku) hay Chân trúc (madake)… Măng là chồi non của cây tre. Trong tiếng Nhật, có 2 Hán tự dung để nói về măng, đó là [Trúc tử – Take no ko] và [Duẩn – take no ko]. Hán tự [Trúc tử] thì mang nghĩa đen là một búp măng. Hán tự [Duẩn] có thể hiểu nôm na là trong vòng một khoảng thời gian (tầm 10 ngày) búp măng sẽ lớn thành cây. Mạnh tông trúc có kỷ lục trong vòng 1 ngày cao thêm đến tận 119cm. Nơi sinh trưởng chủ yếu của loại trúc này là ở 3 tình Fukuoka, Kagoshima, Kumamoto của khu vực Kyushyu. Nói đến những món ăn liên quan đến măng, phải kể đến món măng kho bằng nước cốt cá ngừ hoặc món măng nấu với rong biển…Ngoài ra, ở khu vực địa phương Shinetsu (tỉnh Nagano, Niigata) hoặc khu vực Touhoku, người dân nấu canh măng có cho búp măng (Nemagaritake) và cá thu đóng hộp để tạo nên món ăn mang đậm hương vị quê hương.

  • Tuần lễ vàng: Từ ngày 29 tháng 4 đến ngày 5 tháng 5   Học sinh Asuka Gakuin được nghỉ học

 

 

(Tháng 4 năm 2021)

Có rất nhiều loài hoa nở rộ trong tháng 4 như là hoa Anh đào, hoa Tulip, hoa Thủy mộc… ”Hoa” là hình ảnh được sử dụng nhiều trong các câu tục ngữ của Nhật. Ví dụ như [Hana mo mi mo aru – Có hoa và quả] có ý nghĩa không chỉ hoa mà quả cũng gắn trên cây và cành nên cả hình thức cũng như dung mạo đều rất đẹp. Hơn nữa điều này cũng mang theo ý nghĩa đạo lý và đầy tính nhân văn. [Iwanu ga hana – Hoa không cần phải nói] có nghĩa là nên giữ im lặng thì hơn nói cho rõ ràng, không nhất thiết phải sử dụng hành động. [Chou yo hana yo – Hoa bướm bay lượn] có nghĩa là rất yêu thương và quý trọng trẻ em. [Kotoba ni hana ga saku – Hoa nở thành lời] là một câu chuyện. Mọi người hãy nhớ thêm nhiều tục ngữ và hãy thử sử dụng chúng trong cuộc sống nhé.

  • Ngày 08 tháng 4 (Thứ 5) Học kỳ mới
  • Ngày 29 tháng 4 (Thứ 5) Ngày nghỉ lễ ngày Showa

(Tháng 2 năm 2021)

Nhắc đến tháng 2 chắc hẳn mọi người sẽ nghĩ ngay đến ngày lễ Valentine nhỉ. Đây là 1 sự kiện mang tính thách thức đối với việc kinh doanh của các công ty. Chỉ tính riêng ngày lễ này đã có lượng tiêu thụ Sô cô la chiếm 20% lượng tiêu thụ Sô cô la trong cả 1 năm của Nhật Bản và được coi như 1 sự kiện mang tính quốc dân. Ở Nhật Bản, từ năm 1958 bắt đầu lưu hành trào lưu này và đến nửa cuối năm 1970 nó trở thành ngày lễ ăn sâu vào trong đời sống của người dân. Nghe nói rằng thời điểm đầu khi ngày lễ được đề xuất thì vào ngày lễ Valentine Sô cô la sẽ đem tặng cho người khác và đây là ý tưởng của 1 công ty làm bánh kẹo ở quận Ota thành phố Tokyo nghĩ ra. Trước đây vào ngày 14 tháng 2, lễ Valentine kiểu Nhật là người con gái sẽ tặng cho chàng trai mà mình yêu thích Sô cô la chứa đựng tình cảm của bản thân được gọi là [Sô cô la tình yêu]. Thế nhưng hiện nay việc tặng Sô cô la không nhất thiết phải là dành cho người mình yêu mà có thể là bạn bè tặng cho nhau và đó là [Sô cô la tình nghĩa]. Để gia tăng tình cảm với nhau, những người bạn cùng giới (chủ yếu là phái nữ) sẽ tặng cho nhau [Sô cô la tình bạn]. Sô cô la mà nam giới tặng cho nữ giới được gọi là [Sô cô là đáp lễ]. Nếu chúng ta tự mua Sô cô la về để ăn sẽ gọi là [Sô cô la cho chính mình]. Ngoài ra, những năm gần đây nghe nói rằng có một trào lưu đang bùng nổ và tập trung chủ yếu ở các nam sinh cấp 2 và cấp 3. Đó chính là việc nam sinh tặng Sô cô la cho nhau, gọi là [Sô cô la địch thủ]. Ngoài ra, dường như còn có những loại Sô cô la dành tặng cho gia đình được gọi là [Sô cô la gia đình].

  • Thứ 6 ngày 12 tháng 2 Du học sinh được nghỉ ngày lễ Xuân phân

(Tháng 1 năm 2021)

Nhắc tới tháng 1 chắc hẳn mọi người sẽ nghĩ ngay đến Tết phải không nào. Ngày 1 gọi là Nguyên Đán, cho đến ngày mùng 3 thì gọi là 3 ngày đầu năm mới, đến ngày mùng 7 thì là tuần đầu năm mới. Mọi người có biết sự khác nhau giữa 2 cách gọi Nguyên Nhật (GanJitsu) và Nguyên Đán (GanTan) không? Nguyên Nhật là cách gọi của ngày mùng 1 tháng 1 còn Nguyên Đán là cách gọi buổi sáng ngày 1 tháng 1. Hán tự “Nguyên” có ý nghĩa là thứ nhất. Hán tự “Đán” được thể hiện theo cách viết gồm bộ [Nhật 日] có đường gạch chân bên dưới. Điều này thể hiện hình ảnh mặt trời xuất hiện từ phía trên đường chân trời hay nói cách khác là mang nghĩa biểu trưng cho sự xuất hiện của bình minh hoặc buổi sáng. Vậy nên, Nguyên Đán là buổi sáng ngày 1 tháng 1. Tuy nhiên, nó cũng có thể được sử dụng giống ý nghĩa của từ Nguyên Nhật để nói về ngày 1 tháng 1 theo hướng khái quát hóa. Nhân đây, mọi người có từng nghe nói đến “Thất Thảo Chúc” chưa nhỉ? Đây là 1 loại cháo của Nhật được ăn vào ngày 7 tháng Giêng, trong Cháo có bỏ vào 7 loại hoa cỏ của mùa xuân với mong ước một năm không có bệnh tật tai ương. Mọi người ăn loại cháo này để điều tiết cho dạ dày của mình do đã ăn quá nhiều đồ trong tháng Giêng này. Gần đây, trong các siêu thị cũng có bán set đồ cháo 7 loại rau củ.

Ngày 1 tháng 1           Ngày đầu năm

Ngày 6 tháng 1 (Thứ tư)    Du học sinh năm nhất bắt đầu kỳ học mới

Ngày 11 tháng 1 (Thứ hai)  Ngày lễ trưởng thành (Ngày nghĩ lễ)

Ngày 12 tháng 1 (Thứ ba)   Du học sinh năm 2 bắt đầu kỳ nhập học mới

Vào tháng 1, mọi người hãy suy nghĩ về những hoài bão ấp ủ trong lòng sau đó viết vào giấy rồi dán lên tường. Nghe nói rằng những mục tiêu, ước mơ nếu viết lên giấy sẽ có thể thực hiện được. Mọi người hãy thử xem nhé!

 

 

(Tháng 12 năm 2020)

Mọi người có ăn mỳ Soba không vậy? Ở Nhật, vào đêm Giao thừa ngày 31 tháng 12 có tập tục ăn mỳ Soba để tạm biệt năm cũ qua đi và chào đón năm mới. Toshikoshi Soba là một phong tục của Nhật Bản được ra đời từ thời Edo. Trong tiếng anh thì nó được gọi là [buckwheat noodles eaten on New Year’s Eve]. Có những giả thuyết nói về khởi nguồn của phong tục Toshikoshi Soba. Có giả thuyết cho rằng con người có thể sống dài lâu, trường thọ như sợi mỳ Soba mảnh dài hoặc vì sợi mỳ Soba dễ cắt nên ăn mỳ Soba dễ vứt bỏ đi những vất vả hay nợ nần của một năm đã qua và không mang sang tới năm mới. Những ước nguyện cho một năm mới sắp tới được gửi gắm thông qua việc ăn Toshikoshi Soba. Dù có nhiều người tự nấu mỳ Soba và ăn ở nhà nhưng cũng có rất nhiều người đặt hàng mỳ về nhà hoặc đến trực tiếp cửa hàng để ăn mỳ Soba nên đối với các cửa hàng mỳ thì đây là ngày bận rộn nhất trong năm. Ở tỉnh Kagawa ken, Saneki người dân ăn [Toshikoshi Udon] thay vì ăn mỳ Soba vào cuối năm. Dường như họ cũng ăn [Toshiake Udon] vào thời điểm bắt đầu năm mới. Quả đúng là tỉnh thành nổi danh [Udon ken] với món Saneki Udon. Có lẽ mọi người sẽ cảm thấy vui khi thử trải nghiệm công việc đập lúa mỳ ở trong phòng đập lúa mỳ đó.

  • Ngày 2 tháng 12 Kỳ thi định kỳ của trường Asuka Gakuin
  • Ngày 3, ngày 4 tháng 12 Ngày nghỉ sau kỳ thi định kỳ
  • Từ ngày 25 tháng 12 đến ngày 11 tháng 1 Kỳ nghỉ đông

(Tháng 11 năm 2020)

Ngày 3 tháng 11 là “Ngày văn hóa”. Vào đầu thời kỳ Chiêu Hòa có cách gọi là “Tiết Minh Trị” nhưng đến năm Chiêu Hòa thứ 22 đã hủy bỏ cách nói này. Ngày 3 tháng 11 năm Chiêu Hòa 21, Hiến Pháp Nhật Bản được ban hành, bắt đầu từ ngày 3 tháng 5 năm của năm tiếp theo (Ngày kỷ niệm Hiến Pháp) đã được thi hành. Bởi vì trong Hiến Pháp Nhật Bản đánh giá sự quan trọng của văn hóa và hòa bình nên từ ngày 3 tháng 11 năm Chiêu Hòa 23 đã lập ra “Ngày văn hóa”. Ngày này không giống như những ngày nghỉ lễ thứ 2 vui vẻ “Ngày thể dục” và “Ngày kính lão” (một phần ngày nghỉ lễ của công dân có khởi nguồn từ việc thay đổi từ ngày nghỉ cố định thành ngày thứ 2 của những tuần đặc biệt nên người dân được nghỉ 2 ngày liền là chủ nhật và thứ 2). Ngày mùng 3 là ngày đặc biệt quan trọng.

-Ngày 8 tháng 11 (chủ nhật)  Kỳ thi Du học sinh

Asuka gakuin sẽ ủng hộ học sinh hết mình!

(Tháng 10 năm 2020)

Tháng 10 là thời điểm chúng ta cảm nhận được cái nóng còn sót lại của mùa hè và đón những cơn gió chuyển mùa sang thu. Ở Nhật Bản, từ tháng 1 đến tháng 12 có lịch âm theo kiểu Nhật. Vào tháng 10, tất cả các vị thần ở khắp nơi trên đất nước sẽ tập trung đến vùng đất Izumoshi ( tỉnh shimane ) để hội họp với nhau. Các vị thần sẽ không còn ở tại vùng đất của mình nên tháng này được gọi là “Tháng vô thần”. Tương truyền rằng các vị thần sẽ họp bàn với nhau về các vấn đề thời tiết, sản xuất nông sản, vận mệnh con người hoặc duyên nợ ( quan hệ của ai với ai sẽ được tốt lên). Cũng có lẽ là cuộc hội họp này là để làm cho mối quan hệ của những người ở xa cách nhau được cải thiện tốt hơn. Ngược lại, tại vùng đất mà các vị thần tập trung Izumoshi, tháng 10 được gọi là tháng của thần.

  • Ngày 1 tháng 10 ( thứ 5 ) đến ngày 4 tháng 10 ( chủ nhật ) Kỳ nghỉ thu

Mọi người hãy cùng nhau học tốt tiếng Nhật và tìm hiểu thêm về văn hóa Nhật Bản nhé!

 

(Tháng 9 năm 2020)

Người ta cho rằng đa số người Nhật thường thích mèo hơn. Ngày 29 tháng 9 là ngày kỷ niệm [Mèo thần tài]. [Mèo thần tài] trong tiếng Anh được gọi là “welcome cat” hay “lucky cat”. Tương truyền rằng [Mèo thần tài] mang may mắn đến cho con người. Mèo thần tài trông rất đáng yêu với tạo hình một chân vẫy lên. (Ở những nước sử dụng tiếng Anh thì việc dơ lòng bàn tay lên hướng về phía đối phương để mời gọi giống như những con Mèo vẫy khách của Nhật Bản sẽ bị hiểu là hành vi [xua đuổi]. Chính vì thế nên những món quà lưu niệm Mèo thần tài dành cho khách du lịch nước ngoài sẽ được chế tác theo kiểu một phần của chân mèo cụp xuống và hướng về phía trước.) Lý do ngày 29 tháng 9 được chọn làm ngày kỷ niệm Mèo thần tài là bởi việc chơi chữ trong tiếng Nhật : (9) kuru, (2) fu, (9) ku (kurufuku nghĩa là Phúc đến). Mèo thần tài thường vẫy chân trái hoặc vẫy chân phải lên, với mỗi hành động lại mang ý nghĩa khác nhau. Mèo vẫy chân trái là “Buôn may bán đắt”, mèo vẫy chân phải là “Thiên khách vạn lại – mang nhiều khách đến”.

Hình ảnh những chú mèo cũng được sử dụng rất nhiều trong các câu Tục ngữ Nhật bản. “Nekomo shakushimo” là câu tục ngữ mang ý nghĩa “tất cả mọi thứ, tất cả mọi người”. “Neko baba” có nghĩa là nhặt được của rơi tạm thời đút túi. “Neko kabu” là việc giả vờ để che dấu bản tính thật của bản thân mình (giả nai). Ngoài ra thì cũng có những câu tục ngữ như “Neko ni koban – Ném tiền qua cửa sổ”, “Neko no hitai – nhà cửa chật hẹp”, “Nekojita – lưỡi mèo”. Chắc hẳn việc tìm hiểu tục ngữ và áp dụng thử vào trong thực tế sẽ rất là thú vị đó.

  • Ngày 2 tháng 9 (Thứ 4) Kỳ thi định kỳ của trường Asuka Gakuin
  • Ngày 3, 4 tháng 9 (Thứ 5, Thứ 6) Nghỉ sau kỳ thi

(Tháng 8 năm 2020)

Năm nay [Ngày của Núi] rơi vào ngày 10 tháng 8. Lễ Khai mạc và Bế mạc của Thế vận hội Olympic Tokyo được tổ chức vào ngày nghỉ lễ kết hợp của 3 ngày lễ ở Nhật ( Ngày của Biển, Ngày thể dục thể thao, Ngày của Núi ). Vào ngày 23 tháng 7 – Ngày của Biển sẽ tổ chức lễ Khai mạc Thế vận hội, ngày 24 tháng 7 là Ngày thể dục thể thao, ngày 10 tháng 8 – [Ngày của Núi] sẽ tổ chức lễ Bế mạc Thế vận hội. Vì vậy nên ngày 8 tháng 8 ( thứ 7 ), lễ Bế mạc ngày 9 ( chủ nhật ), ngày 10 ( thứ 2 – Ngày của Núi ) sẽ nghỉ 3 ngày liên tiếp. Do ảnh hưởng của dịch Virut Corona nên Thế vận hội Olympic Tokyo đã bị trì hoãn lại nhưng những ngày nghỉ của năm nay sẽ không có gì thay đổi. Ngày của núi là ngày nghỉ lễ mới được đặt ra từ năm 2016 ( ngày 11 tháng 8 ), vừa tròn 20 năm kể từ ngày đặt ra ngày nghỉ lễ [Ngày của Biển] vào năm 1996. [Ngày của Núi] là ngày mang ý nghĩa cảm tạ, bày tỏ lòng biết ơn và thể hiện ý nguyện muốn gần gũi hơn với thiên nhiên. Đây cũng là ngày nghỉ lễ đầu tiên được định ra vào tháng 8 – một tháng chưa từng có ngày nghỉ lễ trước đó. Phương án đầu tiên được đưa ra là chọn tháng 6 – tháng không có ngày nghỉ lễ hoặc chọn ngày tiếp theo [Ngày của Biển] – ( rơi vào ngày thứ 2 của tuần thứ 3 trong tháng 7 ) nhưng đã thay đổi thành ngày 11 tháng 8 để có thể dễ xin nghỉ phép cùng đợt nghỉ lễ Obon. Ngày 11 tháng 8 cũng mang những ý nghĩa xung quanh Núi như là Hán tự [Bát] hay là số [8] có hình dáng giống như ngọn núi và số [11] nhìn giống như hàng cây nên nhìn những con số này chúng ta dễ liên tưởng đến Núi.

  • Kỳ nghỉ hè của Asuka Gakuin bắt đầu từ ngày 8 tháng 8 ( thứ 7 ) đến ngày 16 tháng 8 ( chủ nhật ).