日本語          中文          한국어          English          Tiếng Việt

【Chủ đề Tháng 6 năm 2025】

Ngày 6 tháng 6 là “Ngày của quả mơ” (Ume no Hi). Ngày này được thành lập bởi Hiệp hội mơ Kishu tỉnh Wakayama. Tháng 6 cũng là mùa thu hoạch quả mơ.
Vào thời kỳ Muromachi, khi khắp Nhật Bản bị hạn hán kéo dài, không có mưa, người dân không thể canh tác hoa màu hay trồng cấy lúa nên đã dâng mơ lên để cầu nguyện. Sau đó, ngay lập tức mưa lớn kèm theo sấm sét đã đổ xuống, mang lại vụ mùa bội thu. Người ta đã gọi trận mưa quý giá ấy là “tsuyu” (mùa mưa) và bày tỏ lòng biết ơn đối với trái mơ. Chữ “tsuyu” (mùa mưa) có thể đọc là “tsuyu” hoặc “baiu”.

Chữ Hán của cụm từ “điều kiện rất tốt”いい塩梅(あんばい). Từ này bắt nguồn từ việc khi muối mơ, nước mơ (umezu) tiết ra được dùng làm gia vị và thể hiện sự điều chỉnh gia giảm vị muối một cách hoàn hảo. Từ đó, cụm từ này được dùng để thể hiện ý nghĩa những điều kiện tốt hoặc tình trạng tốt.
Mọi người đã bao giờ ăn umeboshi (mơ muối chua) truyền thống- loại có vị rất chua chưa?

Ngày 4 tháng 6: Kỳ thi định kỳ của trường Asuka
Ngày 5 và 6 tháng 6: Nghỉ sau kỳ thi định kỳ
(Lớp Sơ cấp 2E thi ngày 18/6, lớp Sơ cấp 2F thi ngày 30/6)
→ Các lớp Sơ cấp 2E và 2F vẫn học bình thường vào các ngày 4, 5 và 6 tháng 6.

Ngày 15 tháng 6: Kỳ thi Du học Nhật Bản (EJU)

Kỳ thi sẽ diễn ra liên tiếp, nhưng trường Nhật ngữ Asuka luôn đồng hành và cổ vũ từng học viên!

【Tháng 5 năm 2025】

Ngày 29 tháng 5 là “Ngày Konnyaku (bột khoai nưa)”.
Ngày này được nghĩ ra vào năm 1989 (năm đầu của thời Heisei) dựa trên hai lý do: thời điểm trồng củ giống konnyaku thường diễn ra vào tháng 5, và cách chơi chữ theo tiếng Nhật “Ko (5) – Ni (2) – Yaku (9)”.

Ở Nhật Bản, konnyaku là một nguyên liệu phổ biến trong các món ăn hàng ngày như món hầm hay oden. Trong tiếng Anh, nó được gọi là “Konjac”, còn ở Trung Quốc thì gọi là “魔芋” (madụ).

Konnyaku có hàm lượng calo thấp nhưng lại giàu chất xơ, giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm táo bón, hỗ trợ giảm cân và phòng ngừa các bệnh liên quan đến lối sống. Ngoài ra, nó còn chứa canxi và kali, góp phần duy trì sức khỏe tổng thể.
Tác dụng tốt của konnyaku đối với sức khỏe đang ngày càng được quan tâm ở nước ngoài, đặc biệt là tại thị trường Mỹ, nơi mà độ ưa chuộng và nhu cầu đang tăng nhanh chóng.

Tuy nhiên, như bất kỳ loại thực phẩm nào khác, ăn quá nhiều cùng một loại thực phẩm cũng không tốt cho sức khỏe, vì vậy hãy lưu ý khi sử dụng.

Các bạn đã từng ăn konnyaku chưa?

・Tuần lễ vàng sẽ diễn ra theo đúng lịch nghỉ được quy định. Tuy ngày 28 tháng 4 là ngày trong tuần, nhưng các du học sinh sẽ được nghỉ học, nên hãy chú ý nhé.

Tháng 4 năm 2025

Các bạn đã từng ăn món mì Ý “Napolitan” chưa? Đây là món mì Ý được xào với xúc xích hoặc thịt xông khói, hành tây, ớt chuông… cùng với sốt cà chua (ketchup). Khi ăn, bạn có thể rắc thêm phô mai bột hoặc Tabasco tùy sở thích.

Ngày 29 tháng 4 được gọi là “Ngày Napolitan”. Ngày này được công ty Kagome – nhà sản xuất sốt cà chua-thứ không thể thiếu trong món Napolitan chỉ định và chọn ra. Vì Napolitan là một món ăn phương Tây nhưng nguồn gốc sáng tạo tại Nhật Bản từ thời kỳ Showa, nên ngày kỉ niệm này được chọn trùng với Ngày Showa, một ngày lễ quốc gia.

Người ta cho rằng món Napolitan bắt nguồn từ món mì Ý sốt cà chua do một đầu bếp người Pháp sáng tạo ra khi làm bếp trưởng tại khách sạn New Grand ở khu Yamashita, Yokohama vào đầu thời Showa. Sau đó, quán ăn phương Tây “Center Grill” ở khu phố sầm uất Noge, Yokohama, đã phát triển món ăn này thành một món ăn bình dân, giúp nó trở nên phổ biến. Dần dần, Napolitan lan rộng ra khắp cả nước, đặc biệt là ở các quán ăn nhẹ và quán cà phê.

Các bạn đã bao giờ thử món Napolitan có nguồn gốc từ Yokohama chưa? Nếu chưa, hãy thử một lần nhé!

Ngày 7 tháng 4 (Thứ Hai): Khai giảng học kỳ mới
Ngày 28 tháng 4 (Thứ Hai): Du học sinh được nghỉ
Các ngày nghỉ khác trong kỳ nghỉ Tuần lễ Vàng sẽ theo lịch của năm .

 

Tháng 3 năm 2025

Năm nay, ngày Ngày Xuân Phân là ngày 20 tháng 3. Đây là một ngày nghỉ lễ của Nhật Bản. (Ngày Thu Phân là ngày 23 tháng 9). Vào ngày này, mặt trời mọc ở hướng Đông và lặn sớm ở hướng Tây, vì vậy ngày và đêm có độ dài bằng nhau. Tết Higan mùa xuân (Higan xuân) là khoảng thời gian bao gồm 7 ngày, từ ngày 17 tháng 3 đến ngày 23 tháng 3, với ngày Xuân Phân là ngày chính giữa. Như câu nói “Nóng hay lạnh cũng chỉ kéo dài tới ngày Higan”, thời tiết sẽ trở nên dễ chịu hơn sau thời gian này.
Con “Uguisu” (chim hót) còn được gọi là “chim báo xuân”, với tiếng hót “Ho-ho-ke-kyo” vang lên báo hiệu mùa xuân đến. Tuy nhiên, đây là một loài chim rất cảnh giác, và vì bộ lông của nó giản dị, không nổi bật, nên ít người có thể bắt gặp chúng. Đôi khi bạn cũng sẽ nghe thấy tiếng hót không được thành thạo. Đó có thể là một con Uguisu chưa đầy một năm rưỡi tuổi. Thật đáng yêu khi nghĩ rằng chú chim ấy đang cố gắng tập luyện để hót hay hơn, phải không?

  • Ngày 7 tháng 3: Lễ tốt nghiệp trường Asuka
  • Từ ngày 22 tháng 3 đến ngày 6 tháng 4: Kỳ nghỉ xuân của du học sinh.

Trường Asuka sẽ luôn dõi theo và ủng hộ các bạn học sinh tốt nghiệp.

【Tháng 2 năm 2025】

Ở Nhật Bản, có 24 tiết khí (Nijūshi-sekki) chia năm thành 24 phần đều. Một năm được chia thành 4 mùa xuân, hạ, thu, đông, và mỗi mùa lại được chia thành 6 phần.
Tháng 2 có hai tiết khí là Lập xuân(Risshun) và Vũ thủy (Usui). Lập xuân là ngày bắt đầu mùa xuân và được coi là ngày bắt đầu của năm mới trong 24 tiết khí. Vũ thủy là thời điểm khi tuyết bắt đầu tan và tuyết rơi xuống chuyển thành mưa. Vào sáng Lập xuân, người Nhật có phong tục dán tấm bùa “Lập xuân đại cát” (立春大吉) để cầu mong một năm an lành, khỏe mạnh. Tấm bùa “Lập xuân đại cát” cũng giống như việc rải đậu để xua đuổi tà ma. Các chữ trên tấm bùa “Lập xuân đại cát” đều đối xứng qua hai chiều. Khi tấm bùa được dán theo chiều dọc, dù nhìn từ ngoài hay từ trong, bạn đều có thể đọc thấy cùng một câu “Lập xuân đại cát”. Câu chuyện dân gian kể rằng, “Nếu có ma quái vào nhà, khi nhìn thấy tấm bùa, chúng sẽ nghĩ rằng chúng vẫn còn ở ngoài và sẽ bỏ đi.” Vì vậy, người ta tin rằng tấm bùa “Lập xuân đại cát” có tác dụng xua đuổi tà ma.

  • Ngày 3 tháng 2 (thứ Hai): Lập xuân
  • Ngày 19 tháng 2 (thứ Tư): Kỳ thi định kỳ cho du học sinh tại Trường Asuka
  • Ngày 20-21 tháng 2 (thứ Năm và thứ Sáu): Nghỉ sau thi
    Đây là kỳ thi cuối cùng của năm học này. Hãy cố gắng hết mình nhé!

 

(2024年12月)

Khi nhắc đến tháng 12, điều đầu tiên mà mọi người thường nghĩ đến là “Giáng sinh”. Ở Nhật Bản, từ khoảng giữa tháng 11, dù không liên quan nhiều đến tôn giáo, khắp các con phố đã được trang trí rực rỡ với cây thông Noel và ánh đèn lung linh, khởi đầu cho mùa lễ hội Giáng sinh. Tại nhà, người ta thường trang trí cây thông và cùng gia đình thưởng thức bánh kem vào ngày 24 tháng 12.

Nhắc đến bánh Giáng sinh, loại bánh được yêu thích nhất ở Nhật Bản chính là bánh kem dâu Shortcake với lớp dâu tây đỏ tươi bên trên. Màu đỏ của dâu tượng trưng cho ông già Noel, trong khi lớp kem trắng mềm mịn gợi hình ảnh của tuyết trắng. Sự kết hợp giữa hai màu đỏ và trắng này cũng mang ý nghĩa may mắn theo quan niệm của người Nhật.

Vào đêm Giáng sinh 24 tháng 12, ông già Noel – với trang phục đỏ, bộ râu trắng và dáng vẻ phúc hậu – sẽ cưỡi trên xe trượt tuyết do những chú tuần lộc kéo để đi phát quà. Một điều thú vị hơn là tại Nhật cũng có “ông già Noel “được chứng nhận chính thức bởi Hiệp hội Ông già Noel Quốc tế Đan Mạch.

Ở khu vực Yokohama Minato Mirai, nhiều sự kiện Giáng sinh đã bắt đầu từ tháng 11. Một số sự kiện nổi bật như:

  • Christmas 2024 Hello Kitty Happy Christmas (Queen’s Square Yokohama),
  • FANTASTIC CHRISTMAS 2024 (Yokohama World Porters),
  • Yokohama Illumination Night 2024-25 (Công viên Yamashita, Cầu Osanbashi Yokohama)…

Mọi người hãy thử trải nghiệm không khí Giáng sinh tại Nhật nhé!

  • 1/12 (Chủ nhật): Kỳ thi Năng lực Nhật ngữ
  • 4/12 (Thứ tư): Kỳ thi định kỳ của Học viện Asuka (ngày 5 và 6 tháng 12: Nghỉ sau thi)
  • 12/12 (Thứ năm): Lớp ca sáng năm 2 Học viện Asuka – Tham quan Hakone
  • 19/12 (Thứ năm): Lớp ca chiều năm 2 Học viện Asuka – Tham quan Hakone
  • 25/12 (Thứ tư) – 6/1 (Thứ hai): Nghỉ đông

Thời tiết đã bắt đầu trở lạnh, nhưng hãy cùng cố gắng đến trường đều đặn nhé!

 

(Tháng 11 năm 2024)

Chữ Hán “鮭” (Cá hồi) có phần bên phải là “圭”, nếu phân tách ra sẽ thành “十一十一”. Vì vậy ngày 11 tháng 11 được gọi là “Ngày Cá Hồi”.

Vào mùa thu, cá hồi Nhật Bản có thói quen bơi ngược lên thượng nguồn sông để sinh sản. Người ta bắt cá hồi trong mùa này, thực hiện thụ tinh nhân tạo cho trứng và ấp nở, sau đó nuôi dưỡng thành cá con và thả chúng xuống sông. Khi mùa xuân tới, cá con sẽ bơi xuống hạ nguồn và hướng về phía Bắc. Cũng có người gọi cá Sake là “Shake”nhưng cả hai cách gọi không có gì khác biệt và đều để chỉ cùng một loại cá. Khi nhắc đến cá như một loài động vật, người ta sẽ nói “Sake”, còn khi nói về một loại thực phẩm, người ta lại dùng từ “Shake”. Ví dụ, khi nói “Cá hồi đang bơi”, người ta sẽ dùng từ “Sake”, còn khi nói về “Cắt miếng cá hồi”, người ta thường hay dùng từ “Shake”.

Hơn nữa, cá hồi tự nhiên gọi là “Sake”, còn cá hồi nuôi để ăn sống được gọi là “Salmon”.

Mọi người cũng hãy thử ăn “Shake” một lần nhé.

  • Ngày 10 tháng 11: Kỳ thi du học EJU

Mùa đông sắp đến rồi nên hãy chú ý giữ gìn sức khỏe để tránh bị cảm cúm.

(Tháng 10 năm 2024)

Hiệp hội vệ sinh liên quan tới các loại mì sợi của Tokyo đã quyết định lấy ngày 8 tháng 10 là ‘’ Ngày của Soba’’ với mục đích tuyên truyền để nhiều người biết đến và thưởng thức vị ngon của Soba. Vốn dĩ tháng 10 là thời điểm mì Soba mới được xuất ra thị trường. Hơn nữa, chữ ‘’So’’ trong ‘’Soba’’ còn là một trong những cách đọc của số 10. Ví dụ như số 10 trong Thập tam lộ (Misoji) (tuổi 30) được đọc là ‘’So’’. ‘’Ba’’ là một trong những cách đọc của số 8. Vì vậy, theo cách chơi chữ này thì sẽ thành ngày 8 tháng 10.

Người ta gọi mì làm từ lúa mạch vừa mới được thu hoạch là Mì Soba mới. Mì Soba mới được làm từ lúa mạch mới thu hoạch, trong khoảng 1, 2 tháng đầu từ ngày chính vụ nên có ưu thế về Màu sắc, hương vị. Những nơi là quê hương của Lúa mạch mới như Yamagata, Nagano, Hokaido thường tổ chức Lễ hội Soba mới từ tháng 9 tới tháng 11. Tùy vào tỷ lệ pha trộn bột mà Mì Soba được chia thành Nihachi Soba(Bột Soba chiếm 8 phần), hoặc Jyuwari Soba(Bột Soba chiếm 10 phần).

Mọi người có thích Mì Soba không?

・Từ ngày 28 tháng 9 tới ngày 2 tháng 10 : Kỳ nghỉ Thu

・Ngày 24 tháng 10(Thứ 5) : Dã ngoại (Dã ngoại Hakkeijima của học sinh năm nhất)

Hãy cùng nhau học tiếng Nhật và học về Nhật Bản tại Học viện Asuka nào!

 

(Tháng 9năm 2024)

Ngày 29 tháng 9 là “Ngày Mèo Chiêu Tài” (招き猫 – Maneki Neko). Trong tiếng Anh, Maneki Neko được gọi là “welcome cat” hay “lucky cat”. Người ta tin rằng Maneki Neko có thể mang lại may mắn. Maneki Neko trong tư thế giơ một tay lên để mời gọi rất dễ thương. (Cách mời gọi trong văn hóa Nhật Bản là mở bàn tay ra và lòng bàn tay hướng về người đối diện nhưng trong văn hóa phương Tây có thể bị hiểu là “biến đi”. Vì vậy, Maneki Neko làm quà lưu niệm cho người nước ngoài thường cụp bàn tay lại và lòng bàn tay hướng ra phía trước.) Ngày 29 tháng 9 được chọn làm Ngày Mèo Chiêu Tài vì cách chơi chữ từ “9” (đọc là “kuru”), “2” (đọc là “fu”) và “9” (đọc là “ku”) tạo thành cụm từ “kuru fuku” nghĩa là “hạnh phúc đến”. Maneki Neko có thể giơ tay phải hoặc tay trái, và mỗi tay mang lại những điều may mắn khác nhau. Tay phải giơ lên mang lại “thịnh vượng trong kinh doanh”, còn tay trái mang lại “khách hàng dồi dào”. Bạn có thể nghĩ rằng nếu Maneki Neko giơ cả hai tay lên thì sẽ nhận được cả hai điều may mắn, nhưng người ta nói rằng Maneki Neko giơ cả hai tay là quá tham lam và có thể dẫn đến tình trạng “bó tay”, vì vậy kiểu này không được ưa chuộng lắm. Khi nói đến Maneki Neko, người ta thường nghĩ đến hình ảnh của một con mèo tam thể, nhưng thực tế, Maneki Neko có nhiều màu sắc khác nhau và mỗi màu mang lại những điều may mắn khác nhau.

  • Màu vàng: tăng cường vận may về tài chính
  • Màu đen: xua đuổi tà ma, tai họa
  • Màu đỏ: bảo vệ khỏi bệnh tật
  • Màu xanh dương: nâng cao học vấn
  • Màu xanh lá cây: an toàn giao thông, bảo vệ gia đình
  • Màu hồng: tình yêu

Vậy, bạn sẽ chọn màu nào?

  • Ngày 4 tháng 9 (Thứ Tư): Kỳ thi định kỳ tại Asuka Gakuin
  • Ngày 5-6 tháng 9 (Thứ Năm, Thứ Sáu): Nghỉ sau kỳ thi định kỳ tại Asuka Gakuin

Tháng này, Asuka Gakuin sẽ tổ chức kỳ thi định kỳ. Nhà trường luôn ủng hộ các bạn cố gắng hết sức mình cho kỳ thi.

 

 

Tháng 8 năm 2024

Trong kỳ nghỉ hè có một sự kiện rất quan trọng là Kỳ nghỉ Obon-Quy tỉnh(Hồi hương). “Ki shou (Quy tỉnh)” là cụm từ để chỉ việc mọi người tranh thủ các Kỳ nghỉ như Nghỉ Tết đầu năm, cuối năm, Tuần lễ vàng, Lễ Obon để về thăm Quê hương. (Trường hợp về lại Quê hương, nơi đã sinh ra và định cư, sẽ được gọi là “Ki kou (Quy cố) “. Trường hợp những người phụ nữa có gia đình và quay lại Nhà bố mẹ đẻ được gọi là “Sato kaeri (Về ngoại)”)

Lễ hội Obon Odori được tổ chức vào tháng 8 hàng năm. Ở các Công viên, Hội trường gần khu dân cư, người ta dựng giàn Yagura, sau đó vừa nhảy múa theo nhịp của các khúc nhạc như Tokyo Ondo vừa di chuyển nhiều vòng quanh giàn Yagura. Mọi người xung quanh cũng bắt chước và nhảy theo.

Nếu ở quanh chỗ mọi người sống có lễ hội Obon Odori của Tổ dân phố Chonaikai thì hãy thử tham gia xem sao nhá. Nếu không có Yukata thì trang phục bình thường cũng được.

Nói tới Lễ hội Obon Odori quy mô lớn, có thể nhắc tới “Đại Lễ hội Obon Odori Minatomirai lần thứ 15” được tổ chức ở Công viên Rinko cạnh Hội trường Pachific Yokohama vào 16:30~20:30 ngày 16 tháng 8 (Thứ 6) và 15:00~20:30 ngày 17 tháng 8 (Thứ 7).

・Từ ngày 10 tới ngày 15 tháng 8  Văn phòng Asuka Gakuin Nghỉ Obon

・Từ ngày 19 tháng 8 trở đi        Học kỳ mới

Asuka Gakuin sẽ đón chờ các học sinh hào hứng quay lại học.