日本語          中文          한국어          English          Tiếng Việt

(Tháng 1 năm 2020)

Nhắc đến tháng 1 chắc ai cũng sẽ nghĩ ngay đến Tết Dương lịch. Trong các món ăn của ngày Tết chắc chắn phải có bánh Mochi. Ở Nhật Bản, mọi người thường tổ chức ăn uống để chúc mừng ngày Tết dương lịch. Hơn nữa người Nhật còn để bánh Mochi ở trong nhà với ý nghĩa là đồ dâng lên cho các vị thần (tên gọi riêng là “kagamimochi”). 2 bánh mochi hình tròn có kích thước lớn và bé khác nhau, được dặt chồng lên nhau với ý nghĩa tượng trưng cho sự bảo vệ các các vị thần trong 1 năm. Ngày 28 được cho là thời điểm tốt nhất để trưng bày loại bánh này. Người Nhật tránh chọn ngày 29 (sẽ bị liên tưởng đến “đau khổ”) hoặc ngày 31 (ichiyakazari->ý nghĩa là chỉ trang trí trong 1 ngày 1 đêm nên theo quan niệm của người Nhật thì lời cầu nguyện như vậy là chưa đủ thành ý). Vị thần của năm sẽ có xuất hiện ở “Tuần đầu năm mới” (tính đến ngày 7 tháng 1). Sau đó mọi người thường chọn ngày 11 tháng 1 là ngày đem chia bánh Mochi này để thưởng thức. Việc này được gọi là “Cắt bánh năm mới” (kagamibibraki). Mọi người ăn bánh với tâm niệm cầu mong một năm mới không có bệnh tật, tai ương (mubyosokusai).
Ngày 01 tháng 1 Nguyên đán
Ngày 07 tháng 1 (thứ 3) Học kỳ mới của Du học sinh
Ngày 13 tháng 1 (thứ 2) Ngày Lễ trưởng thành
Tháng 1 này mọi người hãy suy nghĩ về những ước nguyện (Quyết tâm từ trong tim của chính mình) trong năm mới, chúng ta sẽ cùng nhau viết Giấy nguyện ước và dán lên nhé! Tương truyền những ước mơ và mục tiêu viết trên giấy sẽ trở thành hiện thực.
Dù tiết trời đã trở lạnh nhưng các bạn hãy cố gắng hàng ngày đến trường nhé!

(Tháng 12 năm 2019)

Năm nay, ngày “Đông chí” rơi vào 22 tháng 12. Ngày Đông chí là ngày mà tại Bắc bán cầu, mặt trời ở vị trí thấp nhất trong năm và cũng là ngày thời gian chiếu sáng trong ngày của mặt trời ngắn nhất. Kể từ ngày tiếp theo thì thời gian ban ngày sẽ kéo dài hơn. Tương truyền rằng vào ngày Đông chí, mọi người thường ăn bí đỏ, ngâm mình trong bồn tắm có thả thêm quả Thanh yên (một loài quả thuộc chi cam chanh). Bí đỏ (kabocha) còn có cách gọi khác là “Nankin”. Ngoài giá trị dinh dưỡng cao, bí đỏ còn có 1 ý nghĩa đặc biệt  là “Vận” do trong tên có âm “Un(ん)”(đồng âm với từ “Vận(運)). Hơn nữa, do có 2 âm “Un” ở trong tên nên Bí đỏ còn được cho xếp vào danh sách những loại rau củ, hoa quả có ý nghĩa là “Unmori”. Ở Nhật Bản, thời Edo, vào ngày Đông chí người dân có tập quán ngâm mình vào bồn tắm có thả quả Thanh yên. Trong tiếng Nhật, do hiện tượng đồng âm nên khi phát âm Thanh Yên (yuzu) thì có thể nghe thành Linh động (yuuzuu), còn Đông chí (touji) lại phát âm giống Suối nước nóng (touji). Bắt nguồn từ việc chơi chữ này mà dần dần người ta đã mặc định rằng: Vào ngày Đông chí hễ ăn Bí đỏ, tắm bồn nước nóng có thả Thanh yên thì sẽ làm ấm cơ thể và giúp cơ thể khỏe mạnh. Vì vậy, cứ đến ngày này, bất cứ nhà tắm công cộng nào cũng chuẩn bồn tắm quả Thanh yên để phục vụ khách. Mọi người hãy thử đi trải nghiệm xem thế nào nhé!

-Ngày 1 tháng 12 (Chủ nhật)                   Kỳ thi Năng lực tiếng Nhật

-Ngày 4 tháng 12 (thứ 4)                       Kỳ thi Định kỳ của Asuka Gakuin

-Ngày 5 tháng 12 (thứ 5), ngày 6 (thứ 6)           Asuka Gakuin nghỉ sau kỳ thi

-Ngày 25 tháng 12 (thứ 4) ~ ngày 6 tháng 1 (thứ 2)   Kỳ nghỉ đông của Du học sinh

Dù tiết trời đã trở lạnh nhưng các bạn hãy cố gắng hàng ngày đến trường nhé!